Kinh tế Tanzania

Bài chi tiết: Kinh tế Tanzania
Một ngôi chợ ở Arusha.

Kinh tế Tanzania phụ thuộc vào nông nghiệp (chiếm một nửa GDP) chiếm 90% nhân lực. Nông nghiệp là nguồn cung cấp chủ yếu cho thu nhập quốc dân và chiếm 85% lượng hàng xuất khẩu, nhưng kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản lượng thấp nên hàng năm phải nhập khẩu lương thực... Cơ giới hóa chỉ tập trung ở các nông trường, đồn điền, trang trại của tư bản ngoại quốc. Các công ty của Tanzania nhập gạo của Việt Nam đều đánh giá gạo của Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả phải chăng.

Với khí hậu tốt và đa dạng, đất đai màu mỡ, mặc dù ngành du lịch và ngành mỏ trong những năm gần đây ngày càng trở nên quan trọng nhưng ngành nông nghiệp vẫn duy trì chỗ đứng trong nền kinh tế.Nó đóng góp đáng kể đối với tăng trưởng toàn diện, xuất khẩu, việc làm, và các ngành khác. Tỷ lệ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2001 và 2002 đạt 5% và ước tính đạt 5,5%.

Sự tăng trưởng thấp của ngành nông nghiệp phần lớn do điều kiện khí hậu không thuận lợi tại một số khu vực của đất nước. Nông nghiệp chiếm 54% GDP, 70% ngoại hối và sử dụng 80% lực lượng lao động của quốc gia. Vì vậy, Chính phủ đề ra mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp duy trì ít nhất 10% do sự tác động của nó đến xóa đói giảm nghèo.

Do tư nhân hoá một số ngành, Chính phủ hiện nay đã rút khỏi ngành sản xuất, marketing và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ cũng đã bỏ dần bao cấp và giảm đầu tư công cộng tới ngành này. Các khu vực tư nhân cần đầu tư vào khu vực nông nghiệp. Chính phủ cũng đã mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng xã hộikinh tế, tạo ra thể chế thích hợp và đưa ra khung luật hợp lý để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vốn, công nghệ và trình độ quản lý vào ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, khu vực tư nhân (bảo gồm các doanh nghiệp nông nghiệp và các trang trại quy mô vừa và nhỏ) chưa cụ thể hoá những việc làm trên nên tạo thành khoảng trống trong ngành nông nghiệp khi Chính phủ rút khỏi.

Hoạt động cho vay đối với khu vực này còn rất nhỏ do khung pháp luật chưa cho phép các hộ nông dân sử dụng đất để thế chấp. Chỉ 5% hộ nông dân Tanzania có thể tiếp cận được khoản tín dụng từ các nguồn vay từ quan hệ bên ngoài.

Thu hoạch ruộng đất tập trung vào các những cây hoa màu như vải côttton, cà phê, chè, đường, sợi sidan, cacao, hạt điều, hạt giống dầu cải, thuốc lá, rau mùi, hoa cúc, gạo, ngô, sắn, chuốilúa mì. Sản phẩm xuất khẩu truyền thống như cà phê, côtton, sợi sidan, hạt điều, hạt giống dầu cải, chèthuốc lá. Chính phủ Tanzania gần đây đã nhấn mạnh việc thay thế và đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu, chuyển từ những sản phẩm truyền thống sang phi truyền thống như nghề làm vườn, gia vị, các sản phẩm và các mặt hàng đã qua sản xuất.

Ngành lâm nghiệp phục vụ thương nghiệp cũng đang phát triển đặc biệt là các sản phẩm làm từ gỗ. Chính phủ Tanzania phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Nhật xem xét việc phát triển các trang trại với quy mô lớn thông qua chương trình được gọi là "Dự án Phát triển nông nghiệp và tái thiết lại sự màu mỡ cho đất" (SOFRAIP). Mục đích của chương trình này là để xây dựng môi trường thuận lợi để đầu tư và tạo điều kiện sẵn có các sản phẩm đầu vào.

Hà Lan thông qua các chương trình PSOM tài trợ cho các dự án nông nghiệp (trồng trọt, nuôi cá, chế biến lâm nghiệp [[và các loại tương tự.). Hiện nay, Chính phủ Tanzania đang thực hiện Chiến lược Phát triển khu vực kinh tế tư nhân quốc gia thực hiện tới năm 2003, chiến lược này tạo ra khuôn khổ đầu tư tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nông sản xuất khẩu chủ yếu của Tanzania là sisal (là một loại cây nhiệt đới, lá cây dùng để bện dây thừng và lợp nhà) với sản lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Ngoài ra còn có cà phê Arabica, bông, đinh hương, cùi dừa, điều, thuốc lá, mía... Rừng cũng là một nguồn lợi lớn của Tanzania với sản lượng khai thác hàng năm hơn 30 triệu m3 gỗ. Về khoáng sản, Tanzania có kim cương, vàng, thiếc, magne, niken, than đá. Tanzania chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa phương, nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhưng trên thực tế Tanzania phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển khác về phương tiện máy móc, kỹ thuật. Những năm gần đây Tanzania gặp nhiều khó khăn về kinh tế do nạn hạn hán ở khu vực gây ra.

Công nghiệp chiếm 22,6% GDP (năm 2009). Tanzania chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa phương nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các nước công nghiệp về máy móc, kỹ thuật. Mặc dù chương trình tư nhân hoá đã đem lại những nguồn đầu tư đối với ngành này, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm vẫn thấp, mặc dù không phải chịu thuế, chi phí bán ra cao, hàng hoá đầu vào nhập khẩu rẻ.

Những yếu tố tác động đến các sản phẩm đã qua sản xuất như thép cuốn, pin khô, đồ trang sức, bia rượu, lưới đánh cá và dây cáp sợi sidan. Ngành công nghiệp Tanzania cũng chịu sự cung cấp điện không thể tin nổi. Những chi phí thanh toán tiêu thụ điện làm tăng chi phí kinh doanh. Các vấn đề thanh lý, quản lý yếu kém, thiếu phụ kiện, vốn nhập khẩu nguyên vật liệu thô và cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại cho ngành này. Tăng trưởng vẫn thấp cho dù đã giảm sản xuất ở một số ngành công nghiệp; lừa đảo và bán hạ giá cũng làm suy yếu sự cạnh tranh trong ngành này. Sản phẩm công nghiệp gồm: đường, bia, thuốc lá, sợi sisal, vàngkim cương, giầy dép, xi măng, dệt may… Về khoáng sản, Tanzania có kim cương, đá quý, thiếc, phốt phát, quặng sắt, niken

Dịch vụ chiếm 50,9% GDP (năm 2009), trong đó du lịch là một trong những ngành thu ngoại tệ lớn nhất và tăng trưởng nhanh. Du lịch là một trong những ngành đem lại nguồn ngoại hối lớn nhất cho Tanzania. Nhiều cơ hội phát triển ngành du lịch như tắm biển, leo núi, ngắm cảnh, săn bắn và săn ảnh. Tiềm năng du lịch của nước này rất lớn và được tận dụng hiệu quả so với các nước như Kenya, ZimbabweNam Phi. Năm 2000, có 501,669 khách du lịch đến thăm đất nước này.Hiện nay, du lịch đem lại nguồn ngoại hối lớn nhất cho Tanzania. Vào năm 2000, ngành này đem lại 739,1 triệu ngoại hối và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho 156,050 người. Bộ Du lịch và Tài nguyên do Chính phủ đảm trách với sự hỗ trợ của Văn phòng bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) thuộc Ngân hàng Thế giớiNgân hàng Phát triển Nam Phi bảo trợ cho việc phát triển đầu tư du lịch. Kế hoạch tổng thể về du lịch mang tính hội nhập được cập nhật. Trong đó tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng yếu kém.

Từ năm 1997, đầu tư du lịch của Tanzania tăng đáng kể. Trong khi đó, hầu hết các đầu tư tập trung vào khu vực phía bắc của đất nước mà khu vực được biết đến là địa phận phía bắc Safari (miệng núi lửa Ngorongoro, các đồng bằng Serengeti, hồ Manyara), Chính phủ đang cố gắng tạo mọi điều kiện mở cửa cho các nhà đầu tư quy mô lớn và nhỏ đầu tư vào địa phận phía Nam (khu vui chơi Selous, các công viên quốc gia MikumiRuaha)-nơi địa hình nghèo nàn và các điều kiện dịch vụ còn kém và cần phải có sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài để đưa nơi này đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Các vùng khác cũng đem lại những cơ hội đầu tư rất tốt như các khu nghỉ mát bãi biển, khu hoang dã, những di tích lịch sử, các công viên vui chơi giải trí, câu cá, săn bắn và du ngoạn trên biển, hồ. Một trong những biện pháp khuyến khích đầu tư cho du lịch là việc được hoãn trả thuế VAT và chỉ phải trả 5% trên tư liệu sản xuất.

Về ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 2,98 tỷ USD, Các mặt hàng xuất khẩu gồm cà phê, bông, sisal, hạt điều, khoáng sản, thuốc lá. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Đức,....

Năm 2009, Tanzania nhập khẩu 5,78 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu gồm sản phẩm chế tạo (máy móc, hàng tiêu dùng, phương tiện), hóa chất, dược phẩm, nguyên liệu công nghiệp, dầu thô... Bạn hàng nhập khẩu chủ yếu là Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, UAE...

Về đầu tư nước ngoài, nhờ có các hoạt động cải cách kinh tế và những cải thiện trong môi trường đầu tư, điều kiện chính trị xã hội ổn định, hoạt động đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng.Những năm gần đây Tanzania được IMF, WB và các nước tài trợ giúp về tài chính để cải thiện cơ sở hạ tầng. Các cuộc cải cách trong hệ thống ngân hàng gần đây giúp Tazania thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực tư nhân. Với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và các chính sách kinh tế vĩ mô chắc chắn, nền kinh tế Tanzania có những bước tiến đáng kể.

Với kế hoạch "Tầm nhìn 2025" nhằm cải thiện mức sống người dân, kiện toàn hệ thống luật pháp, tăng tính hiệu quả của bộ máy lãnh đạo tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ đầy tính cạnh tranh để hướng ra xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Thực hiện tầm nhìn 2025, Tanzania sẽ triển khai một số dự án lớn như xây dựng cầu nối từ Tanzania đến Mozambique, mở rộng quy mô cảng cửa ngõ Dar Es Salaam, xây dựng mạng lưới điện nối từ Zambia tới Kenya, hành lang phát triển kinh tế Mtwara